DANH MỤC TIN TỨC
Tags
ban gio qua tet 2021 bán giỏ quà tết 2021 bán giỏ quà tết giá rẻ ban gio qua tet tai ha noi bán hộp quà tết ban qua tet bán quà tết 2020 ban qua tet 2020 chat luong bán quà tết cao cấp ban qua tet gia re ban qua tet tai ha noi Bán quà tết tại hà nội bán quà tết văn phòng ban tui qua tet cách làm giỏ quà tết 2021 đẹp chuyển giỏ quà tết địa chỉ bán quà tết uy tín dịch vụ bán giỏ quà tết dich vu ban qua tet ha noi dịch vụ bán quà tết hà nội dịch vụ chuyển quà tết dịch vụ cung cấp quà tết tại hà nội dịch vụ tặng quà tết gio qua tet giỏ quà tết giỏ quà tết 2021 giỏ quà tết cao cấp gio qua tet cho cong nhan gio qua tet cho nguoi ngheo giỏ quà tết đinh dậu gio qua tet gia re giỏ quà tết giá rẻ giỏ quà tết giá rẻ tại hà nội giỏ quà tết gồm những gì giỏ quà tết hà nội giá rẻ giỏ quà tết từ thiện giỏ quà tết văn phòng hộp quà tết cao cấp hộp quà tết doanh nghiệp kiêng kị ngày tết mẫu giỏ quà tết những điều kiêng kị trong ngày tết quà biếu tết qua tet quà tết quà tết 2020 qua tet 2021 quà tết 2021 qua tet cao cap quà tết cao cấp qua tet cho cong nhan quà tết cho công nhân quà tết cho người nghèo quà tết cho nhân viên quà tết doanh nghiệp quà tết doanh nghiệp 2021 qua tet gia re quà tết giá rẻ qua tet ha noi quà tết hà nội qua tet khu cong nghiep qua tet nam 2017 qua tet sang trong qua tet tang cong nhan quà tết từ thiện qua tet van phong siêu thị quà tết tặng giỏ quà tết tặng quà tết tết cổ truyền tết độc lập tết nguyên đán tết việt nam thi truong qua tet 2017 trao quà từ thiện túi quà tết Túi quà tết cho công nhân khu công nghiệp túi quà tết giá rẻ van hoa bieu qua tet van hoa ngay tet van hoa tang qua tet

Tết cổ truyền Việt Nam

Tết cổ truyền Việt Nam

Tết hay còn gọi là Tết cổ truyền của dân tộc luôn mang ý nghĩa rất sâu sắc. Tết là dịp để những người con xa quê đoàn tụ với gia đình. Chỉ những người châu Á mới “ăn Tết Nguyên Đán”. Theo lịch sử Trung Quốc, Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Cách tính Tết từ tháng Giêng có từ thời nhà Hán dưới đời vua Hán Vũ Đế (năm 140 TCN). Đến đời Đông Phương Sóc, ngày Tết là từ ngày mùng một cho đến ngày mùng bảy tháng giêng (7 ngày).

Nguyên nghĩa của Tết là “Tiết”. Nền văn hóa Việt Nam thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước. Do nhu cầu canh tác nông nghiệp mà thời gian trong năm được phân chia thành 24 tiết khác nhau. Ứng với mỗi tiết có một thời khắc “giao thời”, trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được gọi là Tết Nguyên Đán.

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, Tết Nguyên Đán trước hết là Tết của gia đình. Chiều 30 Tết, nhà nhà làm lễ “rước” gia tiên và gia thần, thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn”. Như một thói quen linh thiêng và bền vững nhất, mỗi năm Tết đến, dù đang ở đâu, làm ăn xa kiếm đồng quà tết… hầu như ai cũng mong muốn và cố gắng trở về đoàn tụ với gia đình.

Ý nghĩa của ngày Tết

Người Việt ăn mừng Tết với niềm tin thiêng liêng: Tết là ngày đoàn tụ và là ngày của hi vọng. Nói Tết là ngày đoàn tụ của mọi gia đình bởi vì đây là nỗi mong mỏi của tất cả các thành viên trong gia đình, người đi xa cũng như người ở nhà đều mong dịp Tết để gặp mặt và quây quần cùng gia đình. Tết cũng là ngày đoàn tụ với người đã khuất. Từ bữa cơm tối đêm 30, trước giao thừa, các gia đình theo Phật giáo đã thắp hương mời hương linh ông bà và tổ tiên đã qua đời về ăn cơm Tết với các con các cháu.

Tết là ngày đầu tiên của năm mới, mọi người có cơ hội ngồi ôn lại việc cũ và làm mới mọi việc. Việc làm mới có thể về hình thức như dọn dẹp, quét vôi, sơn sửa nhà cửa. Hoặc làm mới về mặt tình cảm và tinh thần của con người, để mối liên hệ giữa người thân được cảm thông hơn hoặc để tinh thần được thoải mái, tươi mát hơn. Sàn nhà được chùi rửa, chân nến và lư hương được đánh bóng. Bàn ghế giường tủ được lau chùi, phủi bụi. Người lớn cũng như trẻ con đều tắm rửa gội đầu sạch sẽ, mặc quần áo mới bảnh bao. Bao nhiêu mối nợ nần đều được thanh toán trước khi bước qua năm mới để xả xui hay để tạo một sự tín nhiệm nơi người chủ nợ. Những buồn phiền, cãi vã được dẹp qua một bên. Tối thiểu ba ngày Tết, mọi người cười hoà với nhau, nói năng từ tốn, lịch sự để mong suốt năm sắp tới mối liên hệ được tốt đẹp.

Tết còn là sinh nhật của tất cả mọi người, ai cũng thêm một tuổi, vì thế câu nói mở miệng khi gặp nhau là chúc nhau thêm một tuổi mới. Người lớn có tục mừng tuổi cho trẻ con và các cụ già để chúc các cháu hay ăn chóng lớn và ngoan ngoãn, học giỏi, còn các cụ thì sống lâu và mạnh khoẻ để con cháu được nhờ phúc.

Để lại bình luận

Về đầu trang
icon icon icon